Blogger Widgets

Tuesday, February 12, 2013

Sếp Ngân hàng - Ai Tuổi Tỵ?

QLB

Theo tử vi, những người sinh năm Tỵ thường thông minh, tài giỏi và cũng không thiếu lươn lẹo như... Rắn.
Người tuổi Tỵ đặc biệt rất thành công trong các lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, kinh doanh. Trong ngành ngân hàng, không ít người tuổi Quý Tỵ (Rắn vàng - năm nay tròn 60 tuổi) giữ trọng trách rất quan trọng. Hãy cùng CafeF điểm danh 6 nhân vật đang làm "Sếp" tại các ngân hàng ở nước ta.
1. Ông Trần Mộng Hùng – Nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB

Ông Trần Mộng Hùng là người sáng lập nên Ngân hàng danh tiếng ACB, là linh hồn của nămACB, từng trực tiếp tham gia điều hành và quản trị ở các vị trí cao nhất trong 16 cho đến khi bị bố già Kiên dùng sự móc ngoặc với Quan chức Ngân hàng Nhà nước để ra tối hậu thư' buộc ông phải rời khỏi vị chí Chủ tịch điều hành để cứu ACB không bị bố già Kiên đánh sập bởi dùng báo chí và truyền thông Việt Nam kích động dân rút tiền vào năm 2008!
Ông là vị Tổng giám đốc đầu tiên của ACB đến 15 năm giữ vị trí chủ tịch HĐQT, ACB dưới thời Trần Mộng Hùng được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam.

Ông Trần Mộng Hùng
 Đến năm 2012, sau những biến động mạnh tại ngân hàng, với sự cố khởi tố một số nguyên lãnh đạo ACB do cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, ông Hùng đã ứng cử trở lại vào HĐQT và được bầu với tỷ lệ phiếu lên tới hơn 120% tại ĐHCĐ bất thường ngày 26/12/2012.

Ông Hùng hiện có 16,5 triệu cổ phần ACB, chiếm tỷ lệ 1,76%. Vợ và 3 con của ông Hùng cũng có khá nhiều cổ phiếu ACB, tổng cộng cả nhà có hơn 78,3 triệu cổ phiếu, tương đương 8,36% vốn điều lệ ACB và có giá trị lên tới gần 1.400 tỷ đồng.

2. Ông Phạm Văn Bự - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á

Ông Phạm Văn Bự
Ông Phạm Văn Bự là chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Đông Á (DongABank). Ông Bự hiện nay đang là Phó Chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM và là người đại diện vốn của Văn phòng Thành ủy tại DongABank.Bên cạnh là Chủ tịch HĐQT DongA Bank, ông Phạm Văn Bự còn là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên.

Tính đến cuối năm 2012, các công ty liên quan đến ông Bự và người nhà đang nắm giữ tổng cộng 12,89% cổ phần của DongABank.
Ngân hàng Đông Á ban đầu đã núp bóng Thành Ủy TP. HCM để được phép ra đời. Đã một thời gian dài cứ nghe thấy 'Đơn vị kinh tế của Thành Ủy' thì chẳng còn ai dám đụng đến! Nhờ vậy mà những Cán bộ thành ủy như ông Bự hayLê Hùng Dũng của Công ty Vàng bạc SJC và Ngân hàng Eximbank là những Quan chức nhờ cái vị thế của Thành Ủy chễm trệ lên đỉnh cao Tiền tài "Đại diện vốn góp của Thành Ủy", song thực chất chỉ thu vén cho cá nhân.
Đây là một đặc quyền, đặc lợi khiến cho Đảng viên Đảng cộng sản không muốn từ bỏ vij thế độc nhất của mình.

3. Ông Nguyễn Thanh Toại – Phó TGĐ Ngân hàng ACB

Ông Nguyễn Thanh Toại
Ông Nguyễn Thanh Toại là một nhà giáo trước khi về với ngân hàng ACB. Từ năm 1978 – 1984 ông là Giảng viên tại ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Sau 6 năm đi Nghiên cứu sinh tại Liên Xô, trở về nước ông tiếp tục làm giảng viên đến năm 1991.

Từ năm 1991, ông bắt đầu từ bỏ nghề giáo, làm Giám đốc của công ty 3C tại Tp. Hồ Chí Minh cho đến năm 1993.

Năm 1994, ông bắt đầu “bén duyên” với ngành ngân hàng và chuyển sang làm phó TGĐ của ACB. Hiện nay, ông Toại vẫn là phó TGĐ của ACB đồng thời là người phát ngôn chính của ngân hàng.

Tại ngân hàng ACB, ông Nguyễn Thanh Toại chỉ có hơn 23.000 cổ phiếu và vợ có hơn 2,35 triệu cổ phiếu. Vai trò của ông Toại tại ACB cũng mờ nhạt bởi ông chỉ phụ trách mảng Thẻ tín dụng, nhưng cũng nhờ vậy mà ông không chịu chung số phận cùng bố già Kiên. Câu chuyện Tái Ông khá đúng với ông Toại tại ACB.

4. Ông Nguyễn Đức Thái Hân – Phó TGĐ Ngân hàng ACB

Ông Nguyễn Đức Thái Hân

Ông Nguyễn Đức Thái Hân vào làm việc tại ngân hàng ACB kể từ năm 1995. Trong 2 năm đầu, ông là phó Phòng Tín dụng của ngân hàng, tiếp sau đó là Trưởng phòng Kinh doanh tiền tệ. Đến năm 2008, ông trở thành Giám đốc khối Ngân quỹ của ACB và tháng 5/2008 được bổ nhiệm giữ chức Phó TGĐ ngân hàng.

Tính đến thời điểm cuối năm 2012, ông Hân có hơn 23.700 cổ phiếu ACB.

Ngoài 3 vị lãnh đạo cấp cao kể trên, ở Ngân hàng ACB còn có Trưởng Ban Kiểm soát Huỳnh Nghĩa Hiệp và ông Triệu Cao Phong, thành viên BKS, đều tuổi Quý Tỵ 1953. Cả hai người đều có thời gian dài gắn bó với ACB.

5. Ông Võ Văn Châu - Tổng giám đốc ngân hàng OCB


Ông Võ Văn Châu
Trước khi trở thành Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ông Võ Văn Châu đã có 10 năm làm việc tại Ngân hàng ACB chi nhánh Đắc Lắc, với vị trí là Giám đốc.

Ông Châu cũng từng là Giảng viên khoa Ngân hàng tài chính trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (từ năm 1979 - 1986) và sau đó là Cán bộ Sở lao động thương binh và xã hội Tp. Hồ Chí Minh.

Cùng với vai trò là Tổng giám đốc tại OCB, ông Châu hiện còn là Thành viên HĐQT của 2 công ty đó là CTCP Du lịch Đắc Lắc (DLD) và CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS). Ông cũng là Trưởng BKS của Công ty CP Chứng khoán Tp.HCM (HCM).

6. Ông Mạch Thiệu Đức - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam
Ông Mạch Thiệu Đức
Ông Mạch Thiệu Đức nguyên quán tại Trung Quốc và hiện đang sinh sống, làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Ông Đức được bổ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) kể từ năm 1997 kể từ khi Cán bộ Ngân hàng Nhà nước 'tá hỏa' khi thấy Trầm Bê cầm ngược tờ giấy! Trước khi làm chủ tịch HĐQT, ông giữ các chức vụ từ Trưởng phòng Thanh toán Quốc tế Hội sở, Giám đốc Chi nhánh Đại Nam, Giám đốc chi nhánh Minh Phụng, Ủy viên HĐQT. Thực chất Mạch Thiệu Đức chỉ là 'bình phong' cho Trầm Bê để hưởng 'lương khổng' mà thôi.
Sưu tầm

2 comments:

Anonymous said...

Khong thang nao duoc dao tao boi Tu Ban, ..toan made in VNAm

Do dzom, dac quyen, dac loi,
Ngan Hang VNam chac chan xup do.

Chac

Missximuoi said...

Trích:

"Quy định sử dụng chứng cứ ghi âm Theo điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự, tài liệu nghe được sẽ được coi là chứng cứ nếu...

… Căn cứ quy định tại Điều 82, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011), băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 83 về xác định chứng cứ, băng ghi âm được coi là một chứng cứ khi thỏa mãn điều kiện sau đây: Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Như vậy, đoạn băng ghi âm (lén) giữa bạn và đối tác làm ăn được coi là chứng cứ khi bạn xuất trình được kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm. Ví dụ: biên bản làm việc (có chữ ký đầy đủ của 2 bên) cùng thời điểm ghi âm hoặc văn bản xác nhận bạn và đối tác có gặp mặt, có lịch làm việc cùng nhau….; đồng thời đối tác phải thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của họ hoặc có kết luận của cơ quan giám định xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của đối tác.
Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó, đoạn băng ghi âm của bạn chỉ được xem là tài liệu liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Luật sư Phạm Thị Hương
Công ty luật Song Thanh
9 người
ghi âm,chứng cứ,tư vấn
Ý kiến bạn đọc (8)
Nói vậy là chưa chuẩn.
Chẳng hạn Nhà báo ghi âm CSGT nhận mãi lộ, thì làm gì có biên bản làm việc giữa các bên. Nên theo giải thích như trên thì băng ghi âm đó không được xem là chứng cứ àh.
talento – 04/02/2013Thích | 80
Vớ vẩn. Chỉ làm khó người ngay và giúp cho bọn gian chạy tội.
nguoinha – 04/02/2013Thích | 56
như thế này thì chẳng bao giờ tố cáo được tham nhũng, họ biết luật, họ tránh né thì tai hại cho dân. Sao càng ngày càng phức tạp, vô tình tạo điều kiện để tội phạm lộng hành, ngay cả trong tay tớ có một đoạn ghi âm và …
lymydung – 04/02/2013Thích | 47
Ngày nay do sự phát triển rất nhanh và chất lượng sản phẩm của ngành công nghệ thông tin thì việc nhận dạng tiếng nói (âm thanh) kết hợp với các yếu tố khác như thói quen dùng từ ngữ, âm ngữ địa phương,.. không khó khăn lắm. Nhất là …
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2013/02/quy-dinh-su-dung-chung-cu-ghi-am/

=>
1. Tôi nghĩ quan trọng là chất lượng và nội dung bên trong có đúng sự thật hay không…mới có giá trị hợp tình hợp lý giống như chất lượng ngân hàng không tốt do tham nhũng, rửa tiền… thì sẽ có nhiều nợ xấu.
2. Phải tham khảo Luật ghi âm của các nước như Trung Quốc, Mỹ…coi Luật Việt Nam ban hành có phù hợp hay không (vì đã tham gia WTO) và còn người nước ngoài làm ăn ở Việt Nam…
3. Điều tra là trách nhiệm của công an nhưng công an và tòa án phải làm đúng, công tâm và có trách nhiệm thì dân mới phục và có lòng tin. Ngược lại, theo quy định WTO thì mọi tranh chấp thương mại (nhất là hệ thống chuyển tiền ngân hàng giữa Việt Nam và quốc tế thì dính tới công an quốc tế, Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc…) thì người dân chúng tôi cần sự minh bạch, công bằng theo quy định và thông lệ quốc tế, những tên độc tài như Gaddafi, Hudsen…phải đền tội.

4. Có 2 ban:
1 Ban chống tham nhũng, 1 ban chống tội phạm làm việc vì ai?
Nếu vì dân thì nên đưa tội phạm ngân hàng (rửa tiền xuyên quốc gia) cho cảnh sát quốc tế nhập cuộc điều tra để tăng tính minh bạch cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, lấy lại uy tín hệ thống ngân hàng để phát triển đất nước và chống tội phạm rửa tiền quốc tế…
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/02/nganh-ngan-hang-tu-iem-bao-toi-su-thuc.html
http://thaihien88.blogspot.com/2013/02/one-major-bank-such-as-viet-nam.html